Quan điểm Chu Bá Nam

Văn là người, muốn tài cao thì đức phải dày. Nói nhiều người đức kém mà văn vẫn hay, tôi không tin. Chẳng qua quan niệm về cái hay chưa đúng, hoặc cái đức chưa hẳn đã kém. Vẫn một người, vào những năm tháng sống đẹp văn cũng khác, có thể đẻ ra linh tự, khiến người thân phải ngạc nhiên; rồi vì một lý do nào đó sống khác đi, suy nghĩ khác đi, xoay sang vun vén cho mình, thế là văn lại trở thành tầm thường. Nhà văn mang nặng những ẩn ức, có trách nhiệm với cộng đồng, vì thế có nhu cầu giãi bày, tâm sự, đưa ra thông điệp mà mình cho là có ý nghĩa. Ẩn ức càng lớn, càng gần với nỗi lòng kẻ khác thì thông điệp được tiếp nhận và có sức lan tỏa. Viết cái gì muốn thành công vẫn phải có bóng dáng mình trong đó.

Để nâng cao chất lượng tác phẩm, không ai khác là chúng ta, những chủ thể sáng tạo. Đương nhiên cầm bút thì ai cũng trăn trở, cố sống, cố học hỏi, lầm lũi viết, nhưng tài năng chỉ có giới hạn, nếu không viết được nhiều thì ta viết ít, viết kỹ để trang văn khỏi bị loãng. Suy nghĩ về mình để sống vì người, rung động thực sự và không xa rời Chân - Thiện - Mỹ mãi mãi là cách tốt nhất để đẻ ra những tác phẩm có giá trị.

— Nhà văn Chu Bá Nam, Hội thảo nâng cao chất lượng sáng tạo văn học nghệ thuật Lâm Đồng 2013[57]
Cả cuộc đời tiếp xúc với chai lọ, mỗi khi nhìn ngắm chai lọ, tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhõm, thanh thản và thấy vơi đi những âu lo đời thường, và nảy ra ý định thu gom lại.

...

Mỗi chai lọ tự nó đã ghi dấu những kỷ niệm và dấu ấn của thời gian. Mình chỉ thu gom lại như lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật đích thực bị tản mác đâu đó, nay tập hợp lại để có "một tiếng nói chung" sâu rộng hơn mà thôi.

— Nhà văn Chu Bá Nam chia xẻ về thú sưu tầm chai lọ bằng thủy tinh trong suốt của ông[58]
Thế nào là tác phẩm có chất lượng? Theo tôi ở đây chủ yếu là chất lượng nghệ thuật, khả năng lay thức, phát cảm công chúng khi thưởng thức, đón nhận đến đâu mới là thước đo của chất lượng tác phẩm. Tác phẩm hay như cô gái đẹp, không cần phải thuyết minh, phiên dịch. Cũng tương tự một giọng hát cất lên, đám đông nín thở lắng nghe. Đọc thơ phải kêu gào trật tự là thơ dở. Tôi nghĩ, nên dành nhiều thời gian cho một tác phẩm, không nên dàn trải. Tiết kiệm thông điệp và chắt chiu chất liệu, nuôi dưỡng phát triển cảm xúc, sống trong không khí thai nghén tác phẩm đến khi nó buộc phải ra đời là hạnh phúc sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nhiều truyện ngắn có nội dung tốt, tình tiết hay nhưng cảm xúc người cầm bút chưa tới, khiến chữ nghĩa không đắt, thiếu khả năng truyền cảm thì tác phẩm ấy khoan hãy ra đời.

Nhà nước cho tiền sáng tác, rồi lại sử dụng mặc dù biết chất lượng chưa cao. Ta nợ dân tộc mình, nhân dân mình quá nhiều vì chưa đủ tài. Hiện thực có mặt trái của nó, với nỗi buồn sâu sắc, có tính xây dựng sáng tác vẫn hay; còn ấm ức, bực dọc, chửi bới sao có thể gọi là nghệ thuật. Tầm vóc tác phẩm nghệ thuật là tầm vóc tác giả. Đã là nghệ sĩ ít nhiều cũng có chút tài, nhưng chưa lớn ở ngay trong cách nhìn nhận, ứng xử hàng ngày thì khó bứt phá trong lao động nghệ thuật để có thể gặt hái thành quả. Cuộc sống rất đẹp, con người rất đẹp, văn nghệ sĩ sáng tác văn học nghệ thuật để trả nợ đời, nếu không “đẻ” ra được những tác phẩm xứng đáng thì ít nhất cũng là “tận nhân lực” để “tri thiên mệnh”.

— Nhà văn Chu Bá Nam, Hội thảo nâng cao chất lượng sáng tạo văn học nghệ thuật Lâm Đồng 2016[59]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chu Bá Nam http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=... http://tapchilangbian.com/ http://baolamdong.vn/bao-xuan-2012/201201/bai-dien... http://baolamdong.vn/dulich/201308/goc-ngai-ngu-cu... http://baolamdong.vn/vhnt/201103/mot-thuong-binh-m... http://baolamdong.vn/vhnt/201104/song-tay-ho-24328... http://baolamdong.vn/vhnt/201110/doc-thoai-cua-dat... http://baolamdong.vn/vhnt/201111/bat-mach-dao-dien... http://baolamdong.vn/vhnt/201203/chi-xoan-2437566/ http://baolamdong.vn/vhnt/201205/tre-con-moi-lam-d...